CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: PHÂN BIỆT LOẠI DA THEO LỚP (LAYER)
Nếu PHÂN BIỆT DA THEO LỚP (LAYER) thì da được chia thành các loại:
1. FULL GRAIN LEATHER - DA LỚP 1 - có thể gọi là da nguyên tấm, tức là toàn bộ bề mặt của tấm da được giữ nguyên, không bị cắt phớt đi lớp nào.
Nếu LECAS dùng các thuật ngữ khác để nói về loại da như:
- Semi - phân loại theo mức độ phủ
- Nappa - da hoàn toàn tự nhiên - phân loại theo tạo hình bề mặt
- Natural milled (milled tự nhiên) - phân loại theo tạo hình bề mặt
- Corrected Grain ( da điều chỉnh; được xử lý chà nhám loại bỏ nhược điểm rồi phủ màu tạo vân hạt đều nhau) - phân loại theo tạo hình bề mặt
Các bạn hãy hiểu là những dòng da trên mặc dù tên gọi là được phân loại theo các tiêu chí khác nhau với gọi tên khác nhau nhưng chúng thuộc nhóm da Full Grain.
Trong thực tế, có 1 loại nhà sản xuất da cũng hay dùng đó là Half Full Grain, tuy thấp hơn Full Grain nhưng lại cao hơn Top Grain - đây là kiến thức thợ da hiểu và học được trong quá trình giao dịch thực tế và tài liệu nước ngoài LECAS tham khảo.
2. TOP GRAIN LEATHER - DA LỚP 2
Top Grain Leather là loại da có chất lượng thứ 2 sau Full Grain, được tạo ra khi tách bỏ một phần lớp da trên cùng nên loại da này khá bền. Bề mặt Top Grain được chà đi chà lại nhiều lần cho thật mịn, láng một lớp phủ bề mặt và tạo hình hạt da, vân kẻ… theo yêu cầu.
Lớp da này khá khó phân biệt nếu chỉ nhìn mặt cắt ở khu vực có kết cấu da chắc như hông lưng, nó sẽ thấy rõ hơn nếu cắt bề mặt miếng da ở khu vực bụng.
Cá nhân thợ da LECAS cũng không bao giờ chỉ nhìn bề mặt để xách định Full Grain hay Top Grain vì các nhà sản xuất xử lý bề mặt vô cùng khéo kéo nên phải dựa vào cảm nhận của bàn tay trên bề mặt để xách định.
LECAS sử dụng da Top Grain để may túi sản phẩm, charm và phụ kiện.
3. GENUINE - DA LỚP 3
DA LỚP 3 PHỦ BỀ MẶT MÀU SẮC TẠO VÂN - GENUINE
DA LỚP 3 KHÔNG PHỦ BỀ MẶT ĐỂ MỘC - SUEDE (DA LỘN)
Nếu Genuine có lớp phủ bề mặt khéo léo của nhà sản xuất da hàng đầu thì cũng rất khó phân biệt loại da này với 2 dòng trên. Chỉ có thể phân biệt được khi nhìn bề mặt cắt, sẽ thấy 1 lớp màu tách biệt hẳn so với lớp xơ của da và có những hạt bọt xốp rất nhỏ ở vết cắt.
Suede dễ bị nhầm lẫn với Nukbuk vì độ nhám trên bề mặt. Về loại da này, khi nào nói đến cách phân loại theo tạo hình bề mặt thì LECAS sẽ chia sẻ thêm tới các bạn!
LECAS hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về cách phân biệt các loại da theo lớp (layer); từ đó giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm mình đang dùng, thêm yêu và trân trọng những món đồ da hơn. Nếu bạn đang có câu hỏi cần giải đáp hay bạn gặp vấn đề về chiếc túi da của mình, LECAS luôn sẵn sàng hỗ trợ vấn đề của riêng bạn tại m.me/lecas.com.vn.
Bài viết mới nhất
Có 0 bình luận, đánh giá về CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: PHÂN BIỆT LOẠI DA THEO LỚP (LAYER)
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm