Các loại da bò chuyên sản xuất túi da trên thị trường
Chắc hẳn trong tủ, kết hợp cùng outfit thường ngày của bạn không thể thiết một chiếc túi xách đẹp. Nhất là với những người “mê da”, chọn mua được một chiếc túi vừa chất lượng, vừa thẩm mỹ rất quan trọng. Chất liệu da bò luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà sản xuất và cả khách hàng bởi những ưu điểm vượt trội về độ bền, tính thẩm mỹ và sự đa dạng. Trong bài viết dưới đây, LECAS sẽ cùng bạn tìm hiểu các loại da bò được thợ da đánh giá tốt nhất.
1. 06 loại da bò phổ biến được sử dụng để sản xuất túi da
Một trong những chất liệu được làm túi da phổ biến nhất chính là da bò. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại da bò được sử dụng để sản xuất túi da, khiến cho người tiêu dùng không khỏi băn khoăn khi lựa chọn. Vì giống như bất kỳ chất liệu nào khác, da bò cũng chia ra loại da tốt, loại da kém hơn. Và dưới đây chính là sáu cái tên nổi bật nhất trong dòng da bò đã được LECAS tổng hợp:
1.1. Da Taiga
Nếu bạn biết các thương hiệu lớn và cũng yêu thích da, vậy thì chắc chắn không thể không biết đến Louis Vuitton. Thương hiệu thời trang này sử dụng loại da bò đặc trưng Taiga - cái tên tạo nên nhiều sản phẩm đáng giá vài triệu đô. Điểm độc đáo của Taiga là có lớp sáp ngoài tạo độ bóng nhẹ, chống được cả nước và các vết xước.
Da bò Taiga cao cấp
Nếu như muốn tìm hiểu sâu hơn về dòng da này, bạn có thể tham khảo bài viết: "Những sự thật thú vị về dòng da Taiga" của thợ da LECAS nhé!
1.2. Da Veg
Nếu bạn hỏi da bò loại nào tốt thì chắc chắn cái tên Veg chính là ứng cử viên hàng đầu. Da Veg hay vegetable-tanned còn được biết đến với cái tên là da mộc. Đặc điểm của da Veg là khá cứng, nhưng nhờ đó lại có thể dễ dàng khắc các họa tiết lên. Người thợ da có thể chạm trổ trên da, chất da cũng thân thiện với môi trường.
Xem thêm: Ưu điểm và tính ứng dụng cao của dòng da Veg trong thời trang
1.3. Da Epi
Cũng là loại da được nhà mốt Louis Vuitton ưa chuộng, Epi có giá thành khá cao nhưng đường vân rất đẹp. Vân da có dạng như đường tăm dài, đan với nhau rất chặt, còn có độ bóng nhất định.
Da Epi
Ngoài ra đặc điểm da Epi mang lại khá nhiều ưu điểm tốt như dễ dàng bảo quản, đáp ứng yếu tố thẩm mỹ và đặc biệt là không có sẹo da nên được ưa chuộng rất nhiều bởi người dùng.
1.4. Da Crossgrain
Da Crossgrain là một trong các loại da bò được xử lý bề mặt để tạo họa tiết vân chéo đặc trưng. Ví dụ rõ hơn về lớp vân bên ngoài loại da này là như những viên sỏi đen xen, vị trí sắp xếp không đều nhau.
Đọc thêm: Da Crossgrain và những ưu điểm nổi bật
1.5. Da Swift
Da Swift là một loại da bò được ưa chuộng bởi bề mặt siêu mềm mại, hơi bóng và không có quá nhiều đường vân nổi. Ưu điểm của da chính là độ bền, từ màu gốc có thể tạo thành nhiều màu sắc độc đáo. Đó là lý do tại sao Hermès cũng thường dùng loại da này.
Xem thêm: Da swift nổi tiếng nhờ độ bền siêu việt
1.6. Da Sáp
Da sáp là loại da bò được phủ một lớp sáp mỏng, vậy nhìn nhìn có vẻ bóng đẹp. Thực chất, loại da này đã được xử lý sau bước thuộc da, vậy nên bề mặt nhám cũng khá dễ trầy xước.
Da bò từ lâu đã được nhiều khách hàng yêu thích
Qua đặc điểm và ưu nhược điểm, bạn đã có thể phân biệt các loại da bò thường sử dụng làm túi da. Vậy làm thế nào để phân biệt rõ về chất lượng của các loại da này, LECAS sẽ hướng dẫn người dùng chi tiết trong phần nội dung tiếp theo.
2. Một số cách phân biệt các loại da bò phổ biến
Da thuộc được phân biệt theo nhiều cách khác nhau để các thợ da dễ chế biến. Nhưng thường thấy nhất thì vẫn là hai loại: Chia theo chất lượng bề mặt da và chia theo cách xử lý da.
2.1. Phân biệt da bò theo chất lượng bề mặt da
Tương tự như các loại da bò, mỗi loại có đường vân, độ bóng và độ nhám khác nhau. Vậy nên cũng dựa vào những đặc điểm như vậy, ta có thể phân biệt được các loại da thông qua chất lượng:
Da bò vân: Da bò vân được xử lý, thuộc qua đơn giản và dập vân để tạo nét đẹp đặc biệt và che những khuyết điểm trên da. Trong quá trình thuộc, người thợ da nhuộm aniline lên da nên mềm mại và có sự đàn hồi tốt.
Da bò sáp: Bề mặt da được phủ một lớp sáp mỏng khá bóng, gần như sau quá trình xử lý đã không còn đường vân nổi. Vậy nên nhiều người sử dụng đều nói, da sáp càng sử dụng lại càng bóng đẹp. Cũng vì quá trình xử lý đó, nên lớp da khá cứng, có khả năng chống nước tốt và dễ dàng vệ sinh.
Da bò hạt: Bề mặt da được dập nổi các hạt nhỏ, che đi những vết sẹo và khuyết điểm trên da. Dễ nhận biết nhất loại da này so với các loại da bò là lớp vân da được dập nổi có dạng như các hạt nhỏ xếp lộn xộn. Nhờ đó nên tính chất của những sản phẩm làm từ loại da này là khó phai màu, độ bóng thấp nên cũng không trầy xước nhiều.
Da bò trơn: Bề mặt da mịn màng, không có vân da hay hạt da chính là cách phân biệt các loại da bò nhanh nhất. Nhưng cũng bởi vì thế, lớp bóng bên ngoài khiến cho các sản phẩm dễ hiện vết xước nên cần được bảo quản cẩn thận.
Lớp da bò trơn gần như không có đường vân hay họa tiết
Bên cạnh đó, cách phân biệt các loại da bò phổ biến không kém chính là dựa theo cách xử lý da. Phần này cũng sẽ được LECAS giới thiệu chi tiết cho bạn đọc trong phần nội dung bên dưới đây.
2.2. Phân biệt da bò theo cách xử lý
Một trong những cách tìm hiểu xem da bò loại nào tốt còn dựa vào cách xử lý lớp da bò. Vì chất da tốt, cách xử lý da chuẩn thì tất nhiên, da làm túi xách cũng chất lượng hơn.
Full Grain – Da lớp 1/da cật: Giữ nguyên vẹn lớp biểu bì (grain) với tất cả các đường vân, sẹo và nếp nhăn tự nhiên. Cũng chính vì vậy, những con bò phải được chăm sóc kỹ càng từ khi còn nhỏ để tránh để lại sẹo. Lớp da này gồm 3 lớp và không bị cắt bớt, bền bỉ, dẻo dai và càng dùng lâu càng có lớp bóng đẹp.
Corrected Grain/Da lớp 1 tạo bề mặt: Lớp biểu bì (grain) được mài nhẵn để loại bỏ các khuyết điểm và tạo bề mặt đồng nhất. Vậy nên bề mặt có lớp vân như các hạt sỏi nhỏ lộn xộn, tạo được lớp Patina khá thời thượng.
Top Grain/da lớp 2: Sử dụng lớp da thứ hai (corium) sau khi đã tách lớp biểu bì (grain). Vậy nên các sản phẩm làm từ lớp da này thấp hơn so với Full Grain. Da lớp 2 đã được mài nhiều lần, vậy nên khó giữ lớp Patina tự nhiên mà được phủ một lớp sơn nhân tạo.
Genuine Leather/suede - Da lớp 3: Sử dụng những phần vụn da còn lại sau khi đã tách lớp Full Grain và Top Grain. Vậy nên đây là phần có chất lượng thấp nhất trong các loại da bò làm túi xách. Nếu không dùng một lớp phủ bề mặt thì loại da này còn được gọi là da lộn.
Bonded Leather/da cán: Sử dụng những sợi da vụn được nghiền nhỏ, trộn với keo và ép thành tấm da. Vậy nên không thể nghi ngờ gì, loại da này có độ bền khá kém và giá rẻ.
So sánh lớp da Full Grain và Top Grain rõ ràng nhất
Bên cạnh da bò, thợ da còn sử dụng rất nhiều loại da khác để làm túi hoặc các sản phẩm thời trang khác. Vậy so sánh da bò và da dê, các loại da ở mức “phổ thông” khác thì loại da nào hợp làm túi nhất? Mời các bạn cùng LECAS tìm hiểu ở nội dung ngay dưới đây.
Có thể bạn quan tâm: Cách phân biệt chất lượng các loại da thật
3. So sánh da bò với một số chất liệu da sản xuất túi da khác
Da bò được sử dụng rộng rãi nhất để sản xuất túi da bởi độ bền bỉ, dẻo dai và khả năng chống nước tốt. Càng sử dụng da bò càng mềm mại và bóng đẹp, vậy nên người dùng rất thích. Nhưng bên cạnh đó, trong phân khúc da phổ thông, khách hàng cũng có thể lựa chọn nhiều loại da khác:
3.1. So sánh da bò và da dê
Da dê mềm mại, nhẹ nhàng và mỏng hơn da bò. Bề mặt da dê mịn màng và có độ đàn hồi tốt, ít bị trầy xước hơn. Nhưng khi so sánh da bò và da dê ở mọi mặt, hầu như khách hàng đều thích da bò hơn. Vì da dê có khả năng chống nước thấp hơn da bò, dễ bị bám bẩn và phai màu. Hơn nữa, giá thành của các sản phẩm được chế tác từ da dê cũng khá cao.
Thông tin hữu ích: Túi xách da bò tốt nhờ 6 ưu điểm vượt trội so với các loại da khác
3.2. So sánh da bò với da cá sấu
Da cá sấu từ lâu đã nổi tiếng với những vảy da tự nhiên sang trọng, cũng do đó được nhiều hãng thời trang lớn sử dụng. Nhưng mỗi sản phẩm được làm từ da thật lại không hề rẻ và dễ mua chút nào. Khách hàng cũng đánh giá rằng da cá sấu ít kiểu dáng và mẫu mã hơn da bò, đồng thời cần được bảo quản cẩn thận.
Sản phẩm được làm từ loại da cá sấu
3.3. So sánh da bò và da đà điểu
Giống như da cá sấu, da đà điểu cũng có nét đẹp rất riêng, đó chính là các nốt sần tự nhiên. Da đà điểu cũng rất bền bỉ và có khả năng chống nước tốt, sử dụng làm túi xách, ví tiền, thắt lưng... Nhưng tất nhiên là khi so sánh da bò và da đà điểu, giá thành của da đà điểu rất cao và cũng như da cá sấu, ít mẫu mã hơn.
Xem thêm: LECAS - Địa chỉ mua túi xách da bò thật quen thuộc của chị em phụ nữ
4. Ưu nhược điểm các loại da bò khi sử dụng để sản xuất túi da
Nếu khách hàng thắc mắc da bò loại nào tốt trong các loại da bò được dùng làm túi xách, chắc chắn phải tìm hiểu ưu nhược điểm khi sản xuất da bò. Nhưng hầu như, đặc điểm các loại da đều thể hiện rõ trong các thành phẩm mà người thợ da chế tạo ra. Thứ có thể dễ dàng nhìn thấy nhất là đường vân, độ bóng trên da.
Những ưu điểm đặc trưng khi dùng da bò để sản xuất túi chính là: Bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống nước tốt. Nhiều loại có lớp patina đặc biệt, ít khuyết điểm nên tạo ra những sản phẩm sang trọng và thanh lịch.
Nhưng bên cạnh đó, nhược điểm của các loại da, nhất là những loại được xử lý kỹ chính là mất đi lớp bảo vệ. Vậy nên khi dùng, bạn sẽ thấy túi dễ bị trầy xước, khả năng chống thấm nước kém hơn.
Vậy là trong bài viết trên, các bạn đã được tìm hiểu về các loại da bò dùng để làm túi xách và đặc điểm phân biệt từng loại từ Thợ da LECAS. Nếu còn thắc mắc hoặc muốn sở hữu một sản phẩm chất lượng, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua số +840911056782 nhé!
Có thể bạn quan tâm: Các loại da làm túi xách bền, đẹp và chất lượng
Bài viết mới nhất
Có 0 bình luận, đánh giá về Các loại da bò chuyên sản xuất túi da trên thị trường
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm